Cây Hoa Đào Thất Thốn  – loại cây quý hiếm mang nhiều giá trị

Giá : Liên Hệ

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, vườn cây Hòa Bình cam kết:

Cung cấp cây sấu đảm bảo chất lượng với đủ kích cỡ, không giới hạn về số lượng

Trồng và chăm sóc cây đảm bảo kĩ thuật hiện đại

Bảo hành dài hạn: lên tới 6 tháng.

Hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc cây sấu sai quả, mang lại hiệu quả kinh tế.

Đánh giá

Cây Hoa Đào Thất Thốn hay còn được dân gian gọi là đào tiến vua. Đây là một loại đào rất hiếm và khó gặp tại những vườn đào thông thường tại Hà Nội. Cây có vẻ đẹp riêng biệt, không pha lẫn với đào thường và phải tốn công sức và thời gian mới có được. Bạn đã biết hết về loại đào giá trị này chưa ? Hãy cùng https://vuoncayhoabinh.com tìm hiểu nhé!

vuon-cay-hoa-binh-cay-cong-trinh-cay-bong-mat
Cây đào Thất Thốn

Nguồn Gốc Của Cây Hoa Đào Thất Thốn

Chưa ai biết rõ xuất xứ của loại cây này. Theo lời những người cao tuổi tại làng đào Nhật Tân, từ khi lớn lên họ đã thấy có đào thất thốn tại nơi này. Đào thất thốn đẹp nhất khi có tán hình nấm, lá dày, xanh thẫm, cành mọc chia đều ra xung quanh. Muốn trồng được loại cây này, người trồng đào phải chăm sóc cực kì cẩn thận và tỉ mỉ.

Đất trồng đào phải là đất thịt được đánh tơi lên, phơi nắng để không còn lại chất chua. Khi tưới cây phải tưới nước sạch để cây thanh cao, tao nhã. Xưa kia chỉ các bậc quyền quý, vương giả mới chơi loại đào này. Để chăm sóc được cây lớn tươi tốt, người trồng phải là một bà đỡ khéo léo mới có thể giúp cây trụ qua ngày rét mướt, sương muối hay những ngày nắng cháy bỏng cả lá.

Đa chơi đào thì phải đánh nguyên cây cho vào chậu vì cắt tỉa cành sẽ gây lãng phí và chơi đào sai cách.

Đào thất thốn Đà Lạt

Đây là một loại cây cảnh có dáng lùn, đẹp tự nhiên, ra nhiều hoa và rất sai quả. Đào thất thốn Đà Lạt có tuổi thọ cao, thuộc họ hoa hồng.

Cây đào thất thốn đầu tiên được gây giống và phát triển vào năm 1968 bởi một nghệ nhân ở Ấp Đa Thiên ( Đà Lạt ) tên Vũ Hữu Sửu. Sau đó được một nghệ nhân ở Hà Đông ( Đà Lạt ) đưa vào chậu trồng và tạo thế phát triền để thêm phần nghệ thuật. Hiện nay loại cây này đã có mặt hầu hết các vườn cảnh của nhiều nghệ nhân tại Đà Lạt.

vuon-cay-hoa-binh-cay-cong-trinh-cay-bong-mat
Cây đào Thất Thốn

Đặc Điểm đào thất thốn Đà Lạt

Đây là một loại cây có giá trị nghệ thuật cao trong cây cảnh, có cây giá thành rất đắt, lên tới hàng chục triệu đồng. Ngoài các đặc điểm như đào thường: lá đơn hình mác, mọc sole nhau, có mép răng cưa và vỏ thân già xám, trái đào hình cầu có đầu nhọn, hạt hình bầu dục có một đầu nhọn và vân lồi lõm, cây đào thất thốn có những đặc điểm sau:

Tán cây thường mọc rất rậm vì có lá chen nhau. Lá cây đào thất thốn Đà Lạt lớn và dài hơn lá đào thường: dài 10 – 20cm, rộng 1,5 – 2cm. Trong khi loại đào thất thốn từ Đà Lạt có nõn lá non màu xanh tươi thì đào thất thốn Hà Nội có màu xanh phớt đỏ sẫm. Đào thất thốn Hà Nội có lá ngắn và nhỏ hơn loại đào Đà Lạt.

Khoảng cách của đào thất thốn Đà Lạt tại đốt cây rất ngắn, 1cm sẽ ra 5 – 7 lá trong điều kiện ánh sáng thường. Do đó mà chiều cao của cây phát triển chậm. Mỗi năm cành và thân đào tăng thêm được 3- 5cm.

Cành và thân đào thất thốn cứng và giòn nên rất khó uốn, nhất là khi đã hóa mộc.

Thân cây đào có nhiều vảy sẹo, vỏ thân cây đã hóa mộc thường có màu xám trong khi thân đào thất thốn Hà Nội màu nâm sậm.

Hoa đào Đà Lạt có 5 cánh hoa màu hồng lợt, 1 vòi nhụy cái và khoảng 25 cuống và túi phấn hoa. Đào Hà Nội có hoa kép cánh và nhỏ hơn, màu đỏ sậm và thường ra hoa tập trung vào dịt lễ, Tết và kéo dài rải rác hơn.

Quả đào thất thốn Đà Lạt lớn, đường kính trung bình từ 4 – 6cm, màu vàng và má màu hồng sậm. Hạt đào nhỏ hơn đào thường mỏng, ít lông. Loại đào này cho rất nhiều quả. Hoa đào có khả năng tự thụ phấn và không cần thụ phấn chéo với giống đào khác.
Cây có giá trị trang trí 2 lần: một lần vào dịp Tết khi cây ra hoa và một lần là tháng 4 âm lịch, khi quả chín hồng trĩu cây.

Người ta chưa xác định được chính xác tuổi thọ của đào thất thốn. Nhưng đào ở tuổi 20 vẫn ra nhiều hoa và trái.

Có thể nhân giống đào bằng cách ghép, chiết và gieo hạt nhưng cây được nhân giống từ hạt vẫn có giá trị cao hơn vì dễ chăm sóc và tuổi thọ cao.

vuon-cay-hoa-binh-cay-cong-trinh-cay-bong-mat

Cách Chăm Sóc Đào Thất thốn Đà Lạt

Về đất trồng và dinh dưỡng thì đào thất thốn yêu cầu như loại đào thường nhưng khi trồng trong chậu phải được đưa ra ánh sáng 10h/ngày, trong đó 6h nhận ánh sáng trực tiếp. Khi đặt cây ở mái hiên thì bạn nên chọn ví trí hướng về phía Nam. Vị trí đó sẽ giúp cây có ánh sáng nhiều nhất. Có như vậy đào thất thốn mới đủ điều kiện để phát triển tốt và khi chín có màu đỏ.
Đào thất thốn Đà Lạt cũng chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh như đào thường. Biểu hiện là lá và quả bị sâu đục nhưng đào thất thốn ít bị đục thân bởi thân gỗ cứng hơn đào thường.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà https://vuoncayhoabinh.com cung cấp cho các bạn về cây đào thất thốn cũng như cách chăm sóc sao cho hiệu quả. Chúc các bạn chăm sóc cây tốt và luôn mạnh khỏe!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.