Công thức trồng xương rồng đơn giản cho mọi nhà

Giá : Liên Hệ

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, vườn cây Hòa Bình cam kết:

Cung cấp cây sấu đảm bảo chất lượng với đủ kích cỡ, không giới hạn về số lượng

Trồng và chăm sóc cây đảm bảo kĩ thuật hiện đại

Bảo hành dài hạn: lên tới 6 tháng.

Hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc cây sấu sai quả, mang lại hiệu quả kinh tế.

Đánh giá

Xương rồng từ lâu đã là một loại cây cảnh, cây trồng trong nhà và là món quà lưu niệm đươc nhiều gia đình ưa thích. Không chỉ có vẻ đẹp gai góc, xương rồng còn rất nổi tiếng với những bông hoa màu sắc, hình thù đa dạng, đẹp mắt. Chúng được trồng với nhiều ý nghĩa khác nhau, cả về thẩm mỹ và phong thủy.

Vườn cây Hòa Bình đánh giá đây là một loại cây khá dễ trồng, không cần nhiều dụng cụ phức tạp. Vậy, cách trồng xương rồng để có 1 chậu cây như ý để trong nhà như thế nào?

>>> Xem thêm: Mua cây kim tiền phong thủy để trong nhà

Cách bắt đầu trồng xương rồng

Có bao giờ bạn thấy những chậu cây xương rồng cảnh, cây sen đá, cây bỏng bé bé xinh xinh tại các cửa hàng cây cảnh? Không biết chúng được mọc lên như thế nào.

Tự chúng ta cũng có thể tạo ra được những chậu cây xinh xắn như thế. Sẽ thật thú vị và ý nghĩa nếu được tận mắt chứng kiến chúng nảy chồi và lớn lên từng ngày.

Gieo bằng hạt giống

Cây xương rồng có hoa và có hạt không? Câu trả lời là có.

Bạn có thể đến các cửa hàng cây cảnh để mua hạt giống xương rồng. Sẽ có rất nhiều chủng loại đa dạng ,khác nhau.

Khi mới gieo trồng cây xương rồng, điều quan trọng nhất là nguồn dinh dưỡng của đất. Tuy nó là loài cây sống trong môi trường khắc nghiệt. Nhưng một môi trường tốt sẽ cho chậu cây của bạn 1 khởi đầu nảy chồi tốt. 

Đất trồng không cần quá nhiều nước, cần ẩm vừa phải để tránh bị thối hạt. Và phải là hỗn hợp tơi xốp thoáng khí. Có thể trộn thêm tro, sỉ than, cát, phân bón… 

Thời gian hạt xương rồng nảy mầm trong khoảng 1 tháng. Rễ bắt đầu mọc sâu đâm thủng bọc cây, xuất hiện các cụm cây con xung quanh.

Có thể trồng luôn vào chậu cảnh hoặc 1 khoảng đất để ươm mầm riêng. Lưu ý nên để nó ở chỗ thoáng, ấm áp, nhiều ánh sáng để mọc mầm nhanh.

vuon-cay-hoa-binh-cay-cong-trinh-cay-bong-mat

Nhân giống cây con

Đây là cách đơn giản cho những bạn không có nhiều kinh nghiệm trồng xương rồng. Bởi vì nó nhanh, không cần nhiều kỹ thuật và diễn ra khá tự nhiên.

Đầu tiên, bạn chọn 1 nhánh xương rồng khỏe mạnh mà bạn thích. Dùng 1 chiếc dao bén, sạch sẽ cắt thật dứt khoát 1 phần nhánh xương rồng đó.

Để cho vết cắt hơi se lại một chút và trồng vào đất như bình thường. 

Nếu chỉ muốn nhân giống xương rồng thành các cây con cùng loại thì như vậy là đã xong. Còn trong trường hợp bạn muốn phối ghép 2 giống xương rồng thành 1 hình dáng đẹp hơn. Sẽ đòi hỏi kỹ thuật cao, người có tay nghề, kinh nhiệm sẽ dễ thành công hơn.

>>> Xem thêm: Các loại cây trồng trong nhà làm bạn mê mẩn 2021

Cách tưới nước cho cây xương rồng

Xương rồng vốn là 1 loại cây ưa khô, sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt. Vì vậy, nước không hẳn là yếu tố quan trọng nhất để cây phát triển.

Không nên tưới nhiều nước, nhiều lần. Tuyệt đối không tưới đẫm hoặc để cây trong trời mưa. Vì xương rồng bị úng nước và dễ bị chết cây.

Nên sử dụng nước mưa hoặc nước máy, cho vào các bình tưới cây chuyên dụng. Vừa đảm bảo độ pH phù hợp vừa không bị tưới đẫm, tưới lố.

Tần suất tưới nước cho xương rồng chỉ nên từ 1 -2 tuần/ lần. Thậm chí với một số loại lên đến 1 tháng/ lần.

Khi thấy đất trong chậu xương rồng khô hẳn mới bắt đầu tưới nước. Nếu thấy xương rồng đang có vết thương, hãy chờ chúng lành hẳn trước.

vuon-cay-hoa-binh-cay-cong-trinh-cay-bong-mat

>>> Xem thêm: Cách trồng cây xương rồng đơn giản tại Vườn cây Hòa Bình

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ

Ánh sáng và nhiệt độ rất quan trọng để trồng xương rồng. Cây xương rồng rất ưa ánh sáng.

Nếu cây trồng trong nhà, mỗi ngày nên đưa chúng ra ngoài sưởi nắng vào buổi sáng. Cây nhỏ chỉ cần từ 1-2 tiếng, nhưng các cây lớn cần nhiều thời gian hơn.

Biểu hiện của cây xương rồng thiếu sáng là cây mềm, cảm giác nhụng nước, gai dễ rụng.

Vì lý do phong thủy cũng như cách bố trí cây cảnh trong văn phòng, nhà ở, đôi khi cây sẽ bị thiếu sáng, thiếu không khí trong lành. Đây là vấn đề rất dễ để khắc phục. Là điểm mạnh để úng dụng làm loài cây trang trí trong nhà.

vuon-cay-hoa-binh-cay-cong-trinh-cay-bong-mat

Yếu tố dinh dưỡng cho xương rồng

Mặc dù có thể sống trong môi trường khắc nghiệt nhưng ngoại hình của chúng sẽ xù xì, gai góc và không được đẹp. Nếu muốn có 1 chậu xương rồng cảnh đẹp, nhiều hoa, khỏe mạnh, cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chúng.

Khi cây còn non, các loại phân bón nên dùng cho cây là NPK 16-16-8, 20-20-20. Còn khi cây phát triển nên dùng các loại phân bón mạnh hơn. Chẳng hạn NPK 18-19-30, 20-30-20. Trong giai đoạn ra hoa bạn có thể bón NPK 6-3-3-, 10-60-10.

vuon-cay-hoa-binh-cay-cong-trinh-cay-bong-mat

Để dễ nhớ hơn cách bón phân cho xương rồng, chỉ cần nhớ 3 chất quan trọng sau: Chất đạm N, chất potassium P và phosphorus P. Chỉ cần cân đối cung cấp đủ 3 chất trên, chậu cây của chúng ta sẽ luôn tươi tốt, khỏe mạnh.

Nghe có vẻ phức tạp nhưng cây xương rồng không khó trồng và chăm sóc. 

Chỉ cần lưu ý một chút với những mẹo, cách trồng xương rồng cảnh trên là đã có thể tự tay ươm trồng vài chậu xương rồng xinh xắn rồi. 

Sẽ ý nghĩa hơn nhiều nếu dành tặng cho gia đình, bạn bè những chậu cây xương rồng cảnh do chính tay mình chăm sóc.

Không chỉ có xương rồng, rất nhiều loại cây khách cũng thích hợp để làm cảnh, cây phong thủy dùng trong gia đình, công ty.

>>> Xem thêm: Mua cây công trình, cây phong thủy giống tốt

Vườn cây Hòa Bình tran trọng được đồng hành và hỗ trợ cùng quý vị!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.