Cây Lê

Giá : Liên Hệ

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, vườn cây Hòa Bình cam kết:

Cung cấp cây sấu đảm bảo chất lượng với đủ kích cỡ, không giới hạn về số lượng

Trồng và chăm sóc cây đảm bảo kĩ thuật hiện đại

Bảo hành dài hạn: lên tới 6 tháng.

Hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc cây sấu sai quả, mang lại hiệu quả kinh tế.

Đánh giá

Cây lê được biết đến như là một giống cây ăn quả chứa dinh dưỡng và mang giá trị thẩm mỹ cao. Hình ảnh những cánh rừng hoa lê trắng đua nhau khoe sắc đã làm nao lòng biết bao người Việt Nam nói chung và người dân Tây Bắc nói riêng và trở thành đặc sản của vùng miền. Cũng nhờ đặc điểm đó mà ngày nay, cây hoa lê còn được ứng dụng nhiều trong trang trí, thiết kế cảnh quan ngoại thất sân vườn.

Bài viết về cây hoa lê dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về đặc điểm, cách trồng và chăm loại cây này cũng như địa chỉ mua cây hoa lê uy tín…hãy cùng theo dõi đến hết bài viết này nhé!

Cây Lê
Cây Lê

 Nguồn gốc, xuất xứ cây lê rừng

Cây hoa lê hay còn có tên gọi khác là Cây mắc cọp, cây lê rừng, cây lê nâu, lê châu Âu,…Tên khoa học là Pyrus, đây là một trong những loại thực vật họ Rutaceae có nguồn gốc xuất xứ từ các vùng khí hậu ôn đới gió mùa thuộc vùng biển Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, cây phân bố, tập trung chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc như Bắc Hà, Sapa, Mộc Châu,…và hiện nay được trồng phổ biến ở khá nhiều nơi để làm cây cảnh chơi vào các dịp lễ Tết.

Cây Lê

2. Đặc điểm cây lê rừng

2.1. Đặc điểm hình thái

Thân cây

Lê rừng thuộc giống cây thân gỗ lâu năm, chiều cao trung bình từ 10 – 15m. Vỏ thân cây màu xám trắng, ít nứt nẻ, phân cành nhánh nhiều và tán rộng. Càng lên cao, cành nhánh cây càng phát triển, đường kính thân càng to, giá bán cây càng cao.

Lá cây lê

Lá cây lê thuộc loại lá đơn, bên ngoài có phủ một lớp lông mịn và thường mọc so le nhau ở các nhánh cây. Thông thường, nếu quả lê chưa xuất hiện, chúng ta sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa cây lê thường và cây mắc cọp, bởi từ thân đến lá chúng hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, lá lê rừng thường dày và nhỏ hơn lá cây lê thường.

Hoa lê rừng

Hoa của cây lê có màu trắng, mọc thành từng chùm từ 3-5 bông. Loại hoa này thường nở vào mùa xuân, một khi hoa nở sẽ tỏa hương khá thơm, hòa vào không gian tạo nên cảm giác vô cùng thoải mái, thư thái và rất được giới yêu cây ưa chuộng trồng để chơi vào các dịp lễ Tết, đầu xuân năm mới.

Quả lê rừng

Sau khoảng 1 tháng nở, hoa lê sẽ bắt đầu cho ra quả. Quả lê rừng có dạng hình cầu tròn, vỏ màu nâu gần giống với hồng xiêm. Khi chín, bề mặt quả sẽ có nhiều chấm tròn nhỏ, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị giòn ngọt hơi chát nhẹ đặc trưng. Ngoài ra, loại quả này còn có hàm lượng nước khá nhiều tương tự như giống lê bạn thường ăn.

Cây Lê
Cây Lê

2.2. Đặc điểm sinh trưởng

Lê rừng vốn là loài cây ăn quả ôn đới nên rất ưa phát triển ở môi trường khí hậu mát mẻ. Cây có tốc độ sinh trưởng trung bình, phù hợp với nhiều môi trường đất trồng khác nhau, đặc biệt là những loại đất giàu mùn và tơi xốp. Trồng và nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, chiết cành, ghép cành.

3. Những công dụng hữu ích từ cây lê rừng

Cây Lê
Cây Lê

3.1. Là loại cây ăn quả mang giá trị kinh tế cao

Cây lê được biết đến với vai trò chủ yếu là loại cây ăn quả. Nó được trồng phổ biến ở khu vực rừng núi Tây Bắc và trở thành một loại quả đặc sản của vùng miền. Trồng lê thu hoạch mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế bởi đây là loại quả được bày bán nhiều trong các chợ, siêu thị và có lượng tiêu thụ lớn trên thị trường, đem lại một nguồn thu lớn cho người dân trồng cây.

3.2. Thúc đẩy du lịch phát triển

Như các bạn cũng biết, Tây Bắc nổi tiếng bởi vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng, cùng với đó không thể không kể đến sự góp mặt của những cánh rừng hoa lê ki ma, hoa ban tây bắc. Cứ mỗi mùa hoa ban nở, người dân Tây Bắc lại chào đón hàng nghìn lượt khách tham quan mỗi năm đến để ngắm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa. Nhờ vậy mà các vườn hoa lê tạo điều kiện cho khách du lịch khám phá những nét văn hóa, ẩm thực vùng miền. Từ đó thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cao.

Cây Lê

3.3. Là loại cây công trình đô thị

Vì là một loại cây có tán rộng lại có hoa đẹp, hương thơm mà ngày nay, cây lê rừng còn được ứng dụng nhiều trong trang trí cảnh quan ngoại thất. Nó được công nhận là một trong những loại cây công trình có hoa đẹp và được đưa vào trồng trong các dự án xây dựng đường phố, công viên, nhà ở, khu dân cư…đặc biệt là được trang trí trong các dịp lễ Tết, góp phần tạo cho không gian sống thêm phần màu sắc, đậm chất hiện đại.

4. Thành phần dinh dưỡng có trong quả lê rừng (Quả mắc cọp)

Mắc cọp là một loại cây ăn quả có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Thành phần các dinh dưỡng trong quả khá giống quả lê, ngoài hàm lượng Vitamin C, A, B dồi dào ra thì trong quả mắc cọp còn có chứa hàm lượng các chất xơ và đường khá lớn, rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn.

Bên cạnh đó, trong quả mắc cọp còn có hàm lượng chất phloretin flavonoid. Đây là một hợp chất có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các khối u trong cơ thể. Có thể nói mắc cọp là một loại quả đa công dụng mà bạn nên bổ sung cho cơ thể hằng ngày.

Cây Lê

5. Kỹ thuật trồng cây lê đúng cách

5.1. Tiêu chuẩn chọn giống tốt

Cây lê có thể trồng và nhân giống bằng hạt. Tuy nhiên hiện nay cây chủ yếu được trồng bằng phương pháp ghép. Cây con giống sau khi tiến hành ghép không chỉ có khả năng chống chịu lại sâu bệnh tốt mà còn giữ được nguyên vẹn chất lượng gen của cây mẹ. Bạn nên chọn những cây lê con giống mang bộ gen khỏe mạnh từ cây mẹ, không có dấu hiệu sâu bệnh và còi cọc.

5.2. Thời vụ trồng thích hợp

Cây lê rừng (cây mắc cọp) thường được trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Đây là thời điểm thích hợp nhất trong năm sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh mà không cần mất nhiều công chăm sóc, tưới nước.

5.3. Làm đất và bón lót cho đất

Về phần đất, bạn nên lựa chọn những loại đất thịt, nhiều mùn, đất phải đảm bảo thoát nước tốt  và có độ pH khoảng 5,6 – 7. Trước khi trồng cây cần phải làm đất sạch sẽ, loại bỏ cỏ dại và đào hố trồng với kích thước 60x60x60cm. Do là giống cây cho tán rộng nên hố trồng cây hoa lê nên cách nhau khoảng từ 4m trở lên.

Sau khi đào xong hố, bạn tiến hành bón lót cho mỗi hố với lượng phân bón khoảng 20kg phân chuồng ủ hoai mục + 0,5kg phân Super Lân + 1kg vôi bột khử trùng. Trộn đều đất lại và sau đó bạn để ủ khoảng 1 tháng rồi mới trồng cây hoa lê giống (Mắc cọp).

Cây Lê
Cây Lê

5.4. Cách trồng cây lê (mắc cọp)

– Khi trồng cây bạn chú ý để hướng mắt ghép cây về hướng gió chính.

– Đặt nhẹ nhàng bầu cây xuống chính giữa hố trồng, tránh làm vỡ bầu rồi lấp đất xung quanh bầu.

– Dùng tay nén chặt phần cổ rễ, vừa nén vừa điều chỉnh sao cho cây đứng thẳng không bị nghiêng.

– Sau khi trồng xong cần tưới nước ngay cho cây con để cây nhanh quen với đất và kích thích bén rễ mới.

6. Kỹ thuật chăm sóc cây lê đạt năng suất cao

6.1. Chăm sóc định kỳ

Cây lê có nhu cầu nước ở mức trung bình. Trong mùa khô bạn cần tưới tăng lượng nước cho cây. Đặc biệt chú ý thời điểm cây ra hoa và tạo quả cần cung cấp đủ nước để quả phát triển to và đẹp hơn.

Dọn dẹp sạch cỏ dại xung quanh gốc cây để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng, đồng thời giúp đất được thông thoáng và cây không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại.

Cây Lê
Cây Lê

6.2. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

Để cây có một thế đẹp cũng như đạt năng xuất, chất lượng quả cao thì khâu cắt tỉa, tạo hình cho cây là vô cùng quan trọng đấy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách cắt tỉa đúng cách, hãy cùng tham khảo một số tip dưới đây nhé.

Trước hết, nếu bạn trồng mắc cọp (lê nâu) với hình thức vườn ươm, kinh doanh nếu có điều kiện thì có thể đầu tư hệ thống khung giàn cột bê tông cốt thép cao khoảng 2m, chôn sâu 40cm. Hàn toàn bộ khung bằng đường ông kẽm đường kính 20mm, căng toàn bộ giàn bằng thép 6mm khoảng cách 50-60cm/ cột dây.

Nếu không có điều kiện thì bạn có thể uốn cành lê nâu bằng cách dùng một đầu dây ni lông buộc cố định một đầu vào cành rồi uốn theo vị trí mong muốn, đầu dây còn lại thì buộc vào gốc hoặc ghim xuống đất.

Cách vin cành: Thông thường vào năm thứ 2 trở đi, bạn sẽ chọn ra 3-4 cành cấp 1 để tạo bộ khung tán, mỗi cành cấp 1 sẽ để lại 2-3 cành cấp 2. Tiến hành vin cành, tạo tán theo khung giàn đã được định hình từ trước.

Nên tiến hành vin cành vào khoảng cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11, thời điểm khi cây hoa lê vừa rụng lá. Khi vin cần chú ý xoay nhẹ để không bị gãy hoặc dập cành.

Tiến hành cắt tỉa, loại bỏ những cành mọc không đúng chỗ, cành la, cành tăm để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành tạo quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.